Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Hậu xung đột Nga-Ukraine: Số phận của Nord Stream 2 và tiền của các nhà đầu tư?
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Vật lộn giữa "cuộc tấn công tổng lực" về kinh tế mang tên trừng phạt và trả đũa giữa các chính phủ phương Tây và Moscow, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đang phải đau đầu vật lộn với hàng loạt các vấn đề xung quanh an ninh năng lượng và các nguồn thay thế.

Nord Stream 2 đã chết?

Hai ngày trước khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo rằng, Bộ trưởng Kinh tế của ông đã rút lại báo cáo an ninh nguồn cung ứng từ dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.

Đây là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu để dự án đi vào hoạt động. Động thái đó của Thủ tướng Scholz về cơ bản đã chính thức tạm dừng mọi hoạt động của tuyến đường ống lịch sử này. Kể từ đó, không có tin tức chính thức nào về tương lai của Nord Stream 2 và nhiều người trong ngành tin rằng, về cơ bản nó đã chết.

Nord Stream 2 là công ty con có đăng ký tại Thụy Sỹ của Công ty Nhà nước Nga Gazprom và là dự án song sinh của Nord Stream - đường ống dẫn dưới biển dài 1.222 km, chuyển khí đốt tự nhiên từ Vyborg ở Tây Bắc Nga đến Đức.

Nord Stream 2 được thiết kế để tăng gấp đôi dòng khí đốt của Nga trực tiếp đến Đức, chính thức ra mắt vào năm 2015 và bắt đầu xây dựng từ năm 2018. Đến cuối năm 2021, sau nhiều lần trì hoãn do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một số công ty liên quan, dự án đã hoàn thành với chi phí ước tính là 11 tỷ USD.

Gazprom đã trả một nửa chi phí, phần còn lại được tài trợ bởi nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu của các quốc gia châu Âu, như Shell của Anh, OMV của Áo, Engie của Pháp và Uniper và Wintershall DEA của Đức.

Đến nay, ngoài Gazprom, các đối tác có liên quan của họ đều đã thực hiện các bước để tự tách khỏi các hoạt động kinh doanh với Nga, ngay sau khi Moscow tiến hành chiến chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Từ đầu tháng 3, Shell đã rút lại kế hoạch gần nhất mua dầu của Nga và thông báo ý định rút khỏi các hợp tác liên quan đến tất cả các sản phẩm hydrocacbon của Nga, bao gồm dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Ngay sau khi Đức phủ nhận việc tiếp tục tiến hành dự án, có tin đồn rằng, Nord Stream 2 đang xem xét nộp đơn xin vỡ nợ. Vào thời điểm đó, các nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng, công ty đã làm việc với một cố vấn tài chính để thanh toán một số khoản nợ phải trả và đang trong quá trình chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Phía Nord Stream 2 AG không xác nhận thông tin về việc đã bắt đầu quá trình xin phá sản, chỉ cho biết đã thông báo với giới chức Thụy Sỹ về việc buộc phải chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Trong khi đó, một số thông tin liên quan tin đồn đã được Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sỹ, Guy Parmelin, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Thụy Sỹ, tiết lộ rằng, tất cả nhân viên Nord Stream làm việc cho công ty ở thành phố Zug của Thụy Sỹ, khoảng hơn 140 nhân viên, đã bị sa thải.

Nếu Nord Stream 2 nộp đơn xin vỡ nợ, các bên liên quan sẽ phải chịu rủi ro tín dụng ở mức độ đáng kể. Người phát ngôn của Engie cho biết, “Về dự án Nord Stream 2 mà Engie đã hỗ trợ tài chính kể từ tháng 4/2017, cùng với 4 nhà đầu tư châu Âu khác, với tư cách là người cho vay, chịu rủi ro tín dụng là 987 triệu Euro. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tài chính của họ, trong trường hợp Nord Stream 2 nộp đơn xin vỡ nợ ”.

Công ty hóa dầu, khí đốt và hóa chất đa quốc gia của Áo OMV có vẻ bớt lo lắng hơn về tác động từ những vấn đề của Nord Stream 2 trên sổ sách. Người phát ngôn của OMV cho biết, công ty này chỉ là một đối tác tài chính của Nord Stream 2. “Gần đây chúng tôi đã giảm các khoản phải thu liên quan khoảng 1 tỷ Euro. Nord Stream 2 được thiết kế cho công suất vận chuyển 55 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, về các diễn biến tiếp theo hoặc tác động của thị trường trong tương lai, chúng tôi không thể đoán trước được”.

Việc dừng dự án Nord Stream 2 được cho là sẽ không có tác động mạnh đến thị trường khí đốt trong ngắn hạn, do đường ống này vẫn chưa bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, hậu quả ở các khía cạnh rộng hơn đã được cảm nhận.

Giám đốc điều hành cấp cao tại công ty tư vấn FTI Consulting Emmanuel Grand giải thích rằng, an ninh nguồn cung đã trở thành mối quan tâm chính trong ngành khi cuộc tranh cãi về Nord Stream 2 đã bộc lộ nguy cơ phụ thuộc năng lượng và rủi ro địa chính trị.

Chuyên gia Emmanuel Grand phân tích, “có hai hệ quả chính đối với thị trường khí đốt khi Nord Stream 2 không được hoạt động. Đầu tiên là khí đốt sẽ được coi là một nguồn năng lượng kém tin cậy hơn và chắc chắn sẽ đắt hơn. Thứ hai là vấn đề an ninh nguồn cung đang thúc đẩy sự đa dạng hóa sang các loại hình cung cấp khí khác. LNG là sự lựa chọn đang được xem xét”.

Đây là thời điểm quan trọng đối với thị trường khí đốt ở châu Âu, nhưng theo vị chuyên gia này cho rằng, việc chuyển đổi sang LNG không thể ngay lập tức. Thách thức chính đối với việc thay thế khí đốt của Nga bằng LNG từ các nước khác, hoặc ở châu Âu - chẳng hạn như Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha - hoặc Mỹ, là cơ sở hạ tầng - các thiết bị đầu cuối LNG và các đường ống kết nối - cần được xây dựng.

Theo tính toán của Emmanuel Grand, “Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng này cần nhiều thời gian. Mất khoảng 5 năm cho quá trình hóa lỏng và 2 đến 3 năm cho quá trình tái hóa khí”. Tuy nhiên, về dài hạn, xung đột Nga-Ukraine và việc Nord Stream 2 phá sản sẽ có lợi cho mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ mới. Vị Giám đốc của FTI Consulting cho biết thêm, hầu hết những người trong ngành đang thảo luận về việc sử dụng hydro xanh làm "véc tơ" để tạo ra các nguồn năng lượng mới.

Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố kế hoạch trị giá 210 tỷ Euro (220 tỷ USD) để châu Âu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 và nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Như vậy, Nord Stream 2 có thể đã chết và không có khả năng hồi sinh và khoảng trống mà nó để lại trên thị trường có thể dẫn đến các chính sách năng lượng bền vững hơn, tư duy đổi mới hơn trong số các chiến lược năng lượng hàng đầu của châu Âu.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, chỉ riêng phản ứng của 27 nước thành viên EU đối với lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, hay thực hiện quy chế miễn trừ như thế nào với thành viên nào...thì đã là những câu chuyện rất dài, phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, kể cả chính trị.

Châu Âu chắc sẽ cần vào một ngày nào đó?

Hồi đầu tháng 5, Reuters dẫn thông báo của Gazprom trên tài khoản Telegram chính thức cho biết, sẽ không để lãng phí đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Theo đó, họ sẽ sử dụng công suất trên bờ của dự án để phục vụ cho thị trường nội địa ở Tây Bắc nước Nga.

Mới đây, Điện Kremlin cũng bất ngờ đưa ra nhận định, Nga không có hy vọng khởi động đường ống dẫn khí đốt dưới biển Nord Stream 2 sớm, nhưng tin tưởng rằng châu Âu sẽ cần đến đường ống này vào một ngày nào đó bất kể họ nói gì bây giờ.

Hiện chưa có thông tin gì thêm nhưng Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết, "thời điểm hiện tại thì không có hy vọng”, tuy nhiên ông khá tin tưởng khi nói thêm rằng, “cơ sở hạ tầng của dự án đã sẵn sàng, một thời gian nữa nó sẽ hoạt động dưới đáy biển Baltic”.

Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết, Nga sẽ tái định tuyến các nguồn năng lượng bị châu Âu từ chối đến các khu vực khác, bao gồm cả châu Á, đồng thời cảnh báo, châu Âu sẽ phải tìm các nguồn cung cấp không phải của Nga, chắc chắn giá sẽ đắt hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng Novak cho biết, châu Âu nhập khoảng 4 triệu thùng dầu/ngày từ Nga. Bởi vậy các lệnh cấm vận dầu Nga đã khiến sản lượng dầu của nước này giảm khoảng hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4.

Tuy nhiên, sản lượng đã tăng trở lại khoảng 200.000-300.000 thùng/ngày trong tháng 5 và khối lượng nhiều hơn dự kiến sẽ được khôi phục vào tháng tới. Ông tiết lộ, xuất khẩu dầu đang dần hồi phục và nước này đang tìm được các thị trường mới, vì đơn giản, các nguồn năng lượng của Nga rất có khả năng cạnh tranh.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu khởi sắc sau đại dịch COVID-19 (25-05-2022)
    Minh oan cho tiết kiệm: Có nhiều tiền mới bắt đầu 'bỏ lợn'? (25-05-2022)
    Tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị kìm hãm bởi lạm phát và lãi suất cao (25-05-2022)
    Biến động và rủi ro: Phục hồi chậm lại, rủi ro tăng lên (25-05-2022)
    Giải pháp ngăn chặn phân lô bán nền (25-05-2022)
    Lãi vay giảm chậm hơn lãi tiền gửi, ngân hàng ăn chênh cao (23-05-2022)
    Chứng khoán rơi 22 điểm phiên đầu tuần (23-05-2022)
    Huawei ký kết 17 biên bản ghi nhớ, chia sẻ cơ hội kinh tế với các đối tác (23-05-2022)
    Mỹ khởi động sáng kiến kinh tế mới cho châu Á - Thái Bình Dương (23-05-2022)
    Giá xăng lập kỷ lục mới, vượt 30.000 đồng/lít (23-05-2022)
    Hồi phục ấn tượng, VN-Index có chuỗi 3 phiên tăng điểm (19-05-2022)
    Hàn Quốc điều tra LUNA (19-05-2022)
    Ông Putin: Chính sách năng lượng của EU là sự 'tự sát về kinh tế' (18-05-2022)
    Bài toán khó tỷ giá (18-05-2022)
    Tỉnh có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước đang được tập đoàn lớn của Mỹ nhắm tới đầu tư (18-05-2022)
    Mỹ xem xét động thái chặn các khoản thanh toán nợ của Nga (18-05-2022)
    Bức tranh kinh tế Trung Quốc đang xấu đi (17-05-2022)
    Châu Á tìm nguồn cung cấp lúa mì mới sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu ngũ cốc (17-05-2022)
    Hãng bảo hiểm tín dụng lớn nhất Tây Ban Nha: Tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh chậm lại (17-05-2022)
    Đảo chiều bất ngờ, VN-Index giảm 3 phiên liên tiếp (16-05-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152828932.